Tác dụng của một số loại hoa cúc

1687

Hiện nay, người ta đã nhân giống và trồng rất nhiều các loại cúc từ đóa to đến bông nhỏ, màu sắc cũng đa dạng phong phú từ màu trắng cho đến tím, vàng… Mỗi loại cúc có đặc trưng về mùi hương và công dụng khác nhau, do đó cúc được dùng vào những mục đích chữa bệnh khác nhau. Trong bài viết này xin giới thiệu đến bạn đọc một số tác dụng đặc trưng của hoa cúc.

Bài viết liên quan:

  1. Nội Dung

    Hoa cúc trắng

Cúc trắng hay còn gọi là bạch cúc là một loại hoa tượng trưng cho sự tinh khiết, trẻ trung năng động và thủy chung son sắt. Mùi vị của hoa cũng đặc biệt hơn với vị ngọt mà lại hơi đắng, tính mát, bổ kinh phế, can, thận. Nhờ những đặc tính này, bạch cúc giúp phong nhiệt, giáng hỏa, giải độc, tăng cường lưu thông khí huyết. Cúc trắng được dùng nhiều trong việc điều trị các bệnh cảm, đau đầu, nhức mắt, mắt mờ, tăng huyết áp.

Cúc trắng họa mi giúp trị nhiều bệnh
Cúc trắng họa mi giúp trị nhiều bệnh

Xem thêm:

  • Đông trùng hạ thảo khô
  • Mua đông trùng hạ thảo

Nhờ các tính năng và hợp chất có trong thành phần, bạch cúc giúp trị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, hoa mắt, chóng mặt ù tai. Sử dụng một phương thuốc Đông y đều đặn mỗi ngày giúp chữa trị các triệu chứng bệnh nêu trên. Nguyên liệu cần có: hoa cúc trắng 10g, sinh địa 25g, mẫu lệ 25g, sơn thù du 12g, mẫu đơn bì 10g, hoài sơn 15g, phục linh 12g, tang diệp 10g. Để thuốc phát huy hiệu quả cao nhất, bạn nên sắc thuốc đặc và chỉ sử dụng trong ngày.

Đối với điều trị suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ, mất ngủ cần: cúc trắng, hắc táo nhân, đường quy, phục linh, sinh địa, kỷ tử, viễn chí, mạch môn, bạch truật, xuyên khung, hoàng bá, nhân sâm. Đây là thành phần của một đơn thuốc, tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà thầy thuốc sẽ bốc ra một thang thuốc với khối lượng vừa đủ. Liều thuốc này nên dùng liên tục trong một tuần, sắc uống mỗi ngày 2 – 3 lần, bệnh tình sẽ thuyên giảm.

  1. Tác dụng của hoa cúc vàng:

Cúc vàng có vị đắng, cay, tính bình, tác dụng giải cảm nhiệt, điều trị đau đầu, đau mắt giúp sáng mắt, trị đau mắt sưng đỏ. Bên cạnh tác dụng bình can hạ áp, giải độc, sát khuẩn thì cúc vàng được dùng trong các đơn thuốc sau:

Chữa trị cảm mạo, sốt cao, đau đầu, ho khan, háo nhiệt nên kết hợp sử dụng các vị thuốc sau: hoa cúc vàng, hạnh nhân, cát cánh, tang diệp, liên kiều, bạc hà, đạm trúc diệp, cam thảo. Sắc thuốc uống liên tục mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Tác dụng thần kì của cúc vàng đối với cơ thể
Tác dụng thần kì của cúc vàng đối với cơ thể

 

Bài thuốc thứ hai với cúc vàng giúp điều trị đau mắt đỏ, sưng mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt. Thành phần cúc hoa, bạc hà, lá tre tươi, lá dâu, kinh giới, mỗi loại sử dụng 4 – 6g. Cách chế biến là cho tất cả các vị vào đun sôi nhỏ lửa cho thuốc ngấm. Để thuốc phát huy công dụng thì nên uống nhân lúc còn nóng, còn hơi thuốc, xông nhẹ vào mắt đau 2 lần mỗi ngày. Nếu mắt ngứa và đau nặng hơn thì lấy nước đun lần thứ 3, rửa vào nơi mắt ngứa đau khi nước còn ấm.

Cúc áo vàng sẽ ra hoa nhỏ hơn loại cúc đại, có vị tê, tính ấm, giúp giảm đau, sát khuẩn, tiêu độc. Đây được xem như một loại thần dược, giải pháp tuyệt vời cho những bệnh nhân đau nhức răng, sâu răng. Cách dùng lại vô cùng đơn giản: giã nát hoa và chấm vào chỗ răng, lợi bị đau nhức; cách khác là lấy hoa ngâm vào rượu cao độ, khoảng vài tuần rồi thấm lên răng. Với những phương pháp này thì hàm răng đau của bạn sẽ không còn là điều đáng ngại nữa.

Phúc Nguyên Đường chuyên cung cấp:

– Nấm Linh Chi
– Sâm Hàn Quốc
– Tổ yến
– Hồng hoa Tây Tạng
– An cung ngưu
– Vitamin Khoáng chất
– Quà biếu cao cấp

Địa chỉ: Số 6B Trần Quốc Toản – Q. Hoàn Kiếm – TP. Hà Nội.
Điện thoại: 024.6275.5355 – 0966.588.858
Website: https://kenhthongtinmuaban.com/

Bài viết đang theo dõi:

Xem các bài khác trong chuyên mục: Sức khỏe