BỆNH PHÙ THẬN NÊN ĂN GÌ ĐỂ TĂNG CƠ HỘI SỐNG?

1268

BỆNH PHÙ THẬN NÊN ĂN GÌ ĐỂ TĂNG CƠ HỘI SỐNG?

Bệnh phù thận trước kia vốn là một căn bệnh khá hiếm gặp. Nhưng cho tới nay, khi mà thực phẩm bẩn cũng như các món ăn nhanh ngày càng phổ biến, thì chứng bệnh này cũng theo đó mà xuất hiện nhiều hơn, đi kèm theo nó là những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy bệnh phù thận là gì? Khi bị bệnh phù thận nên ăn gì để tăng cơ hội sống? Hãy cùng bài viết này giải đáp những thắc mắc trên.

Các bệnh liên quan đến thận thường bắt đầu bằng triệu chứng phù nề. Trong trường hợp viêm cầu thận gây những tổn thương cho thận bởi một số bệnh nội khoa sẽ dẫn đến tình trạng phù thận.

Nếu như  không sớm phát hiện bệnh và điều trị bằng phương pháp phù hợp sẽ khiến thận nhanh chóng bị hư, khiến cho việc chữa trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Biểu hiện của bệnh phù thận thường biểu hiện thông qua trạng thái của mặt, mi mắt, chi dưới. Người bệnh bị phù thận sẽ tăng cân rất nhanh và đi tiểu ít hơn so với thường ngày vì cơ thể bị trữ nước.

Nội Dung

Bệnh phù thận có chữa được không?

Bệnh phù thận có chữa được không?
Bệnh phù thận có chữa được không?

Nếu bệnh được phát hiện kịp thời và có phương án điều trị thích hợp, nhanh chóng thì liệu có cơ hội nào chữa trị dứt điểm không? Cái đó còn tùy thuộc vào mức độ bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nào rồi. Bệnh phù thận sẽ được chia làm 3 giai đoạn:

  • Điều trị bệnh phù thận giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu, người bị bệnh cần kết hợp điều trị với chế độ ăn kiêng, tuyệt đối ngưng sử dụng thức ăn nhanh và thực phẩm chứa nhiều muối natri, truyền thêm đạm nếu cần.

Đồng thời, thực hiện chế độ ăn nhạt và ăn không quá tối đa 1-2mg muối/ngày, và nên bổ sung nước tương đương với lượng nước tiểu cơ thể thải ra bên ngoài.

  • Điều trị bệnh phù thận ở giai đoạn 2

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh phù thận ở giai đoạn này.

Khi tăng huyết áp được điều trị dứt điểm, thì nguy cơ phù thận cũng như các bệnh liên quan đến tim mạch cũng sẽ giảm đi rất nhiều.

  • Điều trị bệnh phù thận giai đoạn 3

Ở giai đoạn này, quá trình điều trị dự phòng nhiễm khuẩn do phù ở thận gây ra sẽ được thực hiện bằng các loại thuốc kháng sinh dưới sự chỉ dẫn của bác sỹ.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là chúng ta phải kết hợp cùng với một kế hoạch sinh hoạt; làm việc hợp lý, khoa học; thường xuyên tập luyện thể thao và bổ sung chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho cơ thể.

Ngay khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường bạn cần đi thăm khám bác sĩ ngay nhằm chuẩn đoán bệnh phù thận chính xác nhất.

Triệu chứng của bệnh phù thận là gì?

Sưng phù các cơ quan
Sưng phù các cơ quan

Sưng phù các cơ quan

Đầu tiên, bệnh thường biểu hiện ở mặt, 2 chi dưới, đôi khi rất kín đáo ở mi mắt, trường hợp nặng sẽ phù toàn thân kèm theo cổ chướng (bụng to nhanh do có chứa dịch).

Tăng cân đột ngột

Thường với biểu hiện này, người bị sẽ hay nhầm tưởng do chế độ ăn gây nên chứ không nghĩ tới trường hợp thận bị phù do trữ nước quá lâu, kể cả là khi cơ thể có thêm cả chứng đái dắt, đái tháo tái phát nhiều lần đi chăng nữa.

Triệu chứng cụ thể nhất

Khi cơ thể bắt đầu quá tải với gánh nặng do phù thận gây nên, sẽ xuất hiện thêm các hiện tượng phù xuất hiện đột ngột thường sau một đợt sốt, viêm họng, viêm mủ ngoài da nặng hoặc có ổ nhiễm trùng khu trú.

Biểu hiện phù là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lý cầu thận. Do vậy người bệnh cần đi khám, xét nghiệm máu và nước tiểu ngay để có thuốc điều trị và chế độ ǎn nhạt, hạn chế nước thích hợp, kịp thời.

Rối loạn tiểu tiện
Rối loạn tiểu tiện

Rối loạn tiểu tiện

Đây là một trong những triệu chứng rất thường gặp, có thể do các nguyên nhân: tiết niệu, phụ khoa, thần kinh hoặc nội khoa (tiểu đường, nguyên nhân liên quan). Rối loạn tiểu tiện biểu hiện rất đa dạng:

  • Tiểu dắt: đái nhiều lần trong ngày nhưng số lượng nước tiểu không nhiều.
  • Tiểu khó: mỗi lần đi tiểu phải dặn cố.
  • Tiểu không hết: hiện tượng còn nước tiểu tồn dư trong bàng quang sau khi đi tiểu, nặng hơn có thể dẫn tới bí tiểu (không tiểu tiện được mặc dù có nước tiểu trong bàng quang).
  • Tiểu buốt: Đau ở niệu đạo, bàng quang trong lúc đi tiểu; thường có liên quan tới nguyên nhân nhiễm trùng tiết niệu (viêm bàng quang; viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt).
  • Viêm bàng quang: là hiện tượng bàng quang bị viêm nhiễm kèm theo tiểu dắt; buốt và nước tiểu đục có mủ. Viêm bàng quang do nguyên nhân nhiễm trùng: nhiễm trùng tiết niệu; khối u bàng quang, viêm mô kẽ bàng quang.
  • Tiểu không tự chủ: xuất hiện khi có nhu cầu muốn tiểu tiện đột ngột không kiềm chế được dẫn đến vãi tiểu.

Bệnh phù thận không nên ăn gì?

Bệnh phù thận nên ăn gì là điều cần đặc biệt lưu tâm khi cơ thể đã mang bệnh. Nếu không muốn bệnh trở nặng thêm, người bệnh cần chú ý tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm sau:

Thịt gà

Không nên ăn quá nhiều thị gà bởi trong thịt già chứa rất nhiều nhiều protein có thể sẽ tạo ra hiện tượng tăng urê huyết, từ đó gây suy thận.

Thận lợn

Thận lợn
Thận lợn

Người bệnh tuyệt đối không được ăn thận lợn. Vì trong thận lợn chứa một lượng lớn cholesterol và purin có khả năng làm tăng lipit huyết cũng như tăng axít uric-huyết khiến bệnh thận thêm nghiêm trọng.

Với hải sản

Người bị bệnh phù thận nên tránh ăn các món chế biến từ các loại hải sản như: cua, sò, các sú vàng, cá cơm, cá trích… bởi chúng sẽ tạo thêm một gánh nặng vô cùng lớn cho thận do cặn canxi dư thừa gây nên.

Hoa quả và các loại rau xanh
Hoa quả và các loại rau xanh

Hoa quả

Người bị bệnh phù thận cũng nên chú ý đến cả hoa quả ăn nhẹ, vì chính chúng mới là những món ăn được sử dụng nhiều lần trong ngày để giải khát. Người bệnh phù thận nên tránh những loại hoa quả sau: chuối, bơ, dưa hấu, lựu, quýt, …

Các loại rau xanh

Rau xanh là thành phần quan trọng hàng đầu trong bất cứ thực đơn dinh dưỡng nào bởi chúng cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, với người bị bệnh phù thận tốt nhất nên tránh xa một số loại rau xanh như: măng tre, rau bina, gừng… để đảm bảo an toàn cho cơ thể.

Đặc biệt, khi nạp quá nhiều rau bina (rau chân vịt) sẽ khiến gia tăng quá trình muối kết tinh trong nước tiểu.

Ngoài ra, đậu đỗ cũng là thực phẩm người bị bệnh phù thận không được sử dụng quá nhiều; bởi protein trong thành phần sẽ làm tăng lên quá trình bài tiết protein thông qua đường nước tiểu.

PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG

Địa chỉ: Số 6B Trần Quốc Toản – Q. Hoàn Kiếm – TP. Hà Nội.
Điện thoại: 024.6275.5355 – 0966.588.858
Website: https://kenhthongtinmuaban.com/

Bài viết đang theo dõi:

Xem các bài khác trong chuyên mục: Sức khỏe